A. LÝ DO VÌ SAO CẦN TƯ VẤN & CHỌN NHÀ CUNG CẤP HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ ?
1- CHẤT LƯỢNG MÁY CHỦ & ỨNG DỤNG: TỐT – ĐƠN GIẢN – AN TOÀN – BẢO MẬT.
2- DỊCH VỤ HỖ TRỢ SAU BÁN HÀNG: TẬN TÌNH – NHANH CHÓNG -KỊP THỜI-TIN CẬY
3- GIÁ CẢ VÀ YÊU CẦU HỒ SƠ : GIÁ PHÙ HỢP NHẤT – HỒ SƠ ĐƠN GIẢN
4- QUY TRÌNH & QUY ĐỊNH : ĐÂU CHỈ LÀ VIỆC MUA VÀ TRẢ TIỀN MÀ CẦN BIẾT VỀ CÁC PHẦN MỀM – THUẾ- KẾ TOÁN – PHÂN QUYỀN.
BẢNG GIÁ THAM KHẢO 2020
STT | SINVOICE-VIETTEL | EASY-INVOICE | PAVIETNAM | KE-INVOICE | ME-INVOICE | |||||
Gói / Số HĐ | Thành tiền | Gói / Số HĐ | Thành tiền | Gói / Số HĐ | Thành tiền | Gói / Số HĐ | Thành tiền | Gói / Số HĐ | Thành tiền | |
1 | DT300 | 326.700 | Smart300 | 360.000 | PA100 | 100.000 | HD300 | 880.000 | MEI-500 | 500.000 |
2 | DT500 | 410.000 | Smart500 | 500.000 | PA350 | 300.000 | HD500 | 1.100.000 | MEI-2000 | 800.000 |
3 | DT1000 | 640.000 | Smart1000 | 850.000 | PA1500 | 1.000.000 | HD1000 | 1.320.000 | MEI-10000 | 3.000.000 |
4 | DT2000 | 960.000 | Smart2000 | 1.500.000 | PA4000 | 2.000.000 | HD2000 | 1.870.000 | ||
5 | DT3000 | 1.350.000 | Smart3000 | 1.800.000 | PA7500 | 3.000.000 | HD5000 | 3.300.000 | ||
6 | DT5000 | 2.050.000 | Smart5000 | 2.500.000 | PA10000 | 4.500.000 | HD8000 | 4.500.000 | ||
7 | DT7000 | 2.730.000 | Smart7000 | 3.500.000 | PA15000 | 5.000.000 | HD10000 | 5.500.000 | ||
8 | DT10000 | 3.400.000 | Smart10000 | 4.500.000 | PA25000 | 7.000.000 | HD50000 | 22.000.000 | Tư vấn phát hành | 3.000.000 |
9 | Phí khởi tạo | 500.000 | Phí khởi tạo | 500.000 | Phí khởi tạo | 800.000 | Phí khởi tạo | 500.000 | Phí khởi tạo-duy trì mỗi năm | 1.000.000 |
10 | chữ ký số mềm 1 năm | 800.000 | chữ ký số mềm 1 năm | 5.000.000 | chữ ký số mềm 1 năm | 800.000 | chữ ký số mềm 1 năm | 500.000 | Sửa mẫu có sẵn | 2.000.000 |
11 | Thiết kế mẫu đặt thù | 1.000.000 | Thiết kế mẫu đặt thù | 1.500.000 | Thiết kế mẫu đặt thù | 200.000 | Thiết kế mẫu đặt thù | 200.000 | Thiết kế mẫu đặt thù | 5.000.000 |
B. VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0903 345 123 – 0862 621826
Chúng tôi đã nghiên cứu và chọn thay bạn. Bạn không cần phải mất thêm thời gian !
Vì thời gian là Vàng bạc.
C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ
Bước 1 |
Bước 2 |
Bước 3 |
Bước 4 |
Liên hệ để Chọn Gói vàMẫu Hóa Đơn. |
Lập Quyết Định vàThông Báo Phát Hành. |
Gửi hồ sơ lên cơ
|
Hướng dẫn & Đưa Hóa đơn vào sử dụng |
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ & YÊU CẦU KHÁCH HÀNG
GIỚI THIỆU HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC:
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
- Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
- Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG HOÀN TOÀN SANG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mới đây, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được công bố ngày 04/07/2019 đã đưa ra quy định về việc áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. “Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ngành thuế mở rộng hóa đơn điện tử (HĐĐT) và “khai tử” hóa đơn giấy truyền thống”, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) khẳng định.Tuy đã có Nghị định 119/2018/NĐ-CP (Nghị định 119) quy định về hóa đơn điện tử có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 nhưng đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn, bởi đây là một quá trình phức tạp và tốn kèm về thời gian. Không đơn thuần như việc xây dựng các hướng dẫn nghị định khác là cụ thể hóa cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu,… hướng dẫn về HĐĐT phải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin với một hệ thống dữ liệu khổng lồ để đáp ứng nhu cầu sử dụng HĐĐT. Đặc biệt, HĐĐT có mã của cơ quan thuế (hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế) của mọi tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh.
Mặc dù vậy, theo thông tin từ Tổng Cục Thuế, việc chưa có thông tư hướng dẫn không ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử. Cụ thể, nghị định 119 có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018 nhưng đến hết ngày 31/10/2020 nghị định 51/2010/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực. Theo đó, đến ngày 31/10/2020, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành HĐĐT thông thương hoặc đã đăng ký áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế vẫn tiếp tục sử dụng HĐĐT.
Đối với cơ sở kinh doanh thành lập sau ngày 01/11/2018, nếu đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ và được cơ quan thuế thông báo áp dụng HĐĐT thì áp dụng ngay HĐĐT, còn nếu không vẫn được sử dụng hoá đơn tự in, đặt in. Còn kể từ ngày 01/11/2020, tất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh phải áp dụng HĐĐT theo Nghị định 119.
Chính vì vậy, cơ quan thuế đang tiếp tục mở rộng đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
→ Theo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), kể từ ngày 01/07/2022 sẽ “khai tử” hóa đơn giấy, bắt buộc phải sử dụng HĐĐT. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thì việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ không vấn đề gì, nhưng với những hộ kinh doanh nhỏ điều này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cơ quan thuế sẽ có những biện pháp tăng cường hướng dẫn, tập huấn. Ngoài ra, cơ quan thuế cũng đang nghiên cứu thêm phần mềm ứng dụng tương thích và có thể sử dụng trên điện thoại.
Theo Nguồn: Tổng Cục Thuế
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP HĐĐT TỐI ƯU CHO DOANH NGHIỆP
Theo đó, hóa đơn điện tử có khả năng tích hợp đầy đủ các tính năng cho quy trình tạo lập và xác thực hóa đơn theo yêu cầu của Tổng cục Thuế.
Đồng thời, phần mềm hóa đơn điện tử hỗ trợ đầy đủ các mẫu hóa đơn: 01GTKT, 02GTTT, 07KPTQ… theo quy chuẩn.
Hơn nữa, hóa đơn điện tử cho phép doanh nghiệp khởi tạo và phát hành hóa đơn ngay tại doanh nghiệp trong ngày mà không cần phải đến cơ quan thuế.
Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử :
- Giảm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn và các thủ tục hành chính liên quan đến cơ quan thuế.
- Phát hành, khởi tạo hóa đơn với số lượng lớn, nhanh chóng, chính xác
- Không lo mất, thất lạc, cháy, hư hỏng hóa đơn
- Hóa đơn được lập, ký số và gửi đến khách hàng nhanh chóng qua email, sms, web portal, API…
- Công tác hạch toán kế toán, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, lập tờ khai thuế trở nên đơn giản, dễ dàng.
- Tích hợp dữ liệu cao với phần mềm quản lý doanh nghiệp, bán hàng, kế toán, ERP…
Ưu điểm của giải pháp hóa đơn điện tử
- Đảm bảo tuân thủ theo Quy định của Pháp luật
- Đảm bảo tính bảo mật của hệ thống
- Tích hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp
- Phù hợp với nhu cầu thực tế
- ƯU ĐIỂM NỔI BẬT
-
AN TOÀN – BẢO MẬT
NHANH CHÓNG
CHI PHÍ HỢP LÝ
DỄ SỬ DỤNG
- Mỗi hóa đơn có một mã số riêng để tra cứu.
- Bảo mật tài khoản 2 lớp.
- Không sợ bị thất lạc.
- Backup theo giờ với nhiều lớp.
- Sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL đảm bảo việc truyền dữ liệu.
- Thời gian triển khai nhanh chóng
- Có thể phát hành đồng thời với số lượng lớn.
- Dễ dàng tra cứu thông tin.
- Xuất file báo cáo hàng tháng nhanh chóng
- Thông qua hình thức gửi email hoặc sms thời gian chuyển hóa đơn đến khách hàng được thực hiện 1 cách nhanh chóng
- Không tốn không gian lưu trữ.
- Không cần nhiều nhân sự để xử lý hóa đơn.
- Không tốn chi phí vận chuyển hóa đơn.
- Chi phí rẻ hơn so với hóa đơn truyền thống.
- Thời gian sử dụng không giới hạn.
- Phong phú mẫu hóa đơn để lựa chọn.
- Thao tác đơn giản.
- Giao diện thân thiện người dùng.
- Nhiều bài viết hướng dẫn chi tiết đầy đủ thao tác.
- Hỗ trợ chức năng tra cứu nhanh thông tin doanh nghiệp.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP HOÁ ĐƠN – THAM KHẢO
HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ CHO NGƯỜI DÙNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
2- HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG VÀ SẢN PHẨM
3- HƯỚNG DẪN XỬ LÝ ĐIỀU CHỈNH, THAY THẾ VÀ HỦY HOÁ ĐƠN