BẠN MUỐN LÀM VIỆC TỰ DO VÀ THU NHẬP KHÔNG GIỚI HẠN DỰA TRÊN NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN.
CHÚNG TÔI CUNG CẤP CHO BẠN NỀN TẢNG – GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN.
HÃY CAM KẾT VỚI CHÚNG TÔI RẰNG BẠN LUÔN
TRUNG THỰC – QUYẾT TÂM – CHĂM CHỈ
ĐĂNG KÝ THAM GIA TẠI ĐÂY
THAM KHẢO THÊM khi bạn là CỘNG TÁC VIÊN
Khái niệm “cộng tác viên” có lẽ khá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay và thông thường các bạn nhận làm việc với vai trò này nhưng lại chưa rõ mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì, sẽ phải đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn nào, và mình có được pháp luật bảo vệ không khi chẳng may người sử dụng lao động xâm phạm quyền lợi của mình…
Vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn. Bài viết sẽ diễn giải các vấn đề của công việc này theo nhiều khía cạnh, và cho các bạn biết thêm thông tin về hợp đồng cộng tác viên.
A. LỢI ÍCH
Lợi ích khi tham gia làm CTV . Khi tham gia làm CTV, các bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Kiếm thêm thu nhập, cải thiện vấn đề tài chính: vấn đề này là đương nhiên, vì khi có ý định làm CTV, chắc chắn bạn nào cũng sẽ mong muốn mình kiếm thêm được một khoản thu nhập tuy nhỏ, nhưng cũng giúp ích cho cuộc sống sinh hoạt của mình.
- Trau dồi kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm làm việc : CTV là bạn sẽ phải làm các công việc của 1 nhân viên chính thức, chỉ khác là thời gian làm việc ngắn hơn, hoặc linh động hơn. Khi đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với quản lý và nhân viên chính thức, và bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ. Hay trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình trải nghiệm, tìm tòi cách giải quyết công việc, và bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc, trau dồi kĩ năng từ đó.
- Khám phá công việc mới: có thể bạn học một ngành, nhưng bạn lại mong muốn biết thêm một công việc khác với những gì bạn đang học thì làm CTV là một lựa chọn khá hợp lý.
- Được cọ sát với môi trường làm việc: ngày nay, với sự hòa nhập kinh tế, môi trường làm việc cũng ngày càng đa dạng hơn. Khi làm CTV, bạn sẽ có cơ hội được tham gia. cọ sát với môi trường làm việc đó.
- Sáng tạo, phát triển bản thân: bằng sự năng động, sáng tạo khi tham gia vào công việc, bạn sẽ ngày càng phát triển hơn các khả năng làm việc của mình, đây là một cơ hội giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.
- Cơ hội tuyển dụng: khi làm CTV tốt, rất có thể bạn sẽ được nhận làm nhân viên chính thức của công ty (doanh nghiệp) khi ra trường (và có thể được hưởng một mức lương cao ngay khi mới làm nhân viên chính thức). Ngoài ra, khi làm CTV các bạn sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ, và biết đâu chính những mối quan hệ đó sẽ giúp các bạn có được một công việc tốt sau này. Hay, sau khi ra trường, bạn sẽ có một bản giới thiệu về bản thân và công việc đã trải nghiệm thật hoàn hảo.
B: THÁCH THỨC TIỀM ẨN
Tuy rằng làm CTV bạn sẽ có được rất nhiều lợi ích, nhưng không chỉ có thế. Công việc CTV cũng có rất nhiều những khó khăn tiềm ẩn, và bạn phải “tinh mắt” nhận ra. Sau đây page sẽ đưa ra một vài gợi ý, giúp các bạn có thêm những thông tin và kinh nghiệm cần thiết khi có ý định đăng kí làm CTV.
Khi có ý định làm CTV, bạn nên tìm hiểu thật kĩ công việc bạn sẽ làm, bạn có đủ yêu thích và có đủ khả năng để làm công việc đó. Và doanh nghiệp bạn lựa chọn đưa ra những lợi ích gì, có uy tín hay không? Và dù làm bất kì công việc nào, bạn cũng nên có những hợp đồng rõ ràng với doanh nghiệp, tránh để nhận về mình những thiệt thòi do không được bảo vệ.
- Chia sẻ thời gian: Công việc CTV không phải là một công việc chính thức, và phải làm toàn thời gian. Ngoài công việc CTV, bạn vẫn phải dành thời gian cho các công việc khác trong “tập” các công việc của bạn. Chính vì thế, bạn phải phân chia thời gian hợp lý cho từng công việc nếu không muốn mình bị “treo” trong mớ rối công việc.
- Lương thấp và không có chế độ: Nhiều doanh nghiệp thuê CTV làm việc với thời gian thấp hơn nhân viên chính thức một chút nhưng mức lương họ trả lại thấp hơn nhiều (họ sẽ đưa ra đủ những lý do để biện minh cho việc này). Hoặc họ thuê CTV để giảm bớt đi các chế độ mà nếu là nhân viên chính thức sẽ được hưởng.
- Khả năng làm việc không công: Nhiều bạn khi đi làm việc đã gặp phải tình huống: Doanh nghiệp đưa ra một khoảng thời gian thử việc, nhưng khi gần tới ngày hết hạn họp đồng thử việc, sẽ có những rắc rối xảy ra, khiến bạn:
- Một là bạn nản chí và tự động bỏ – không nhận được lương
- Hai là họ gây áp lực làm cho bạn tự động bỏ – không có lương
- Hoặc họ đưa ra lý do bạn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu (cao chót vót) của họ, và thế là bạn bị xa thải – và tất nhiên không có lương
- Một mặt vẫn kêu trả lương, nhưng yêu cầu họ đưa ra không bao giờ bạn chạm tới, mặc dù bạn vẫn làm phải việc cho họ.
- Bị các nhân viên chính thức bắt nạt: Nhiều CTV khi đi làm bị các nhân viên chính thức bắt làm bất cứ công việc gì mặc dù công việc đó không được ghi trong hợp đồng, bạn sẽ phải làm nếu không muốn gặp rắc rối họ chủ ý gây ra.
- Áp lực từ công việc: Tất nhiên, làm công việc gì bạn cũng sẽ phải chịu những áp lực từ công việc đó, và có đủ khả năng để vượt qua nó hay không là việc của bạn.
- Làm công việc không đúng khả năng: Sẽ có những công việc cực kì hấp dẫn bạn (thời gian làm việc thoải mái, môi trường làm việc năng động, lương cao), nhưng nếu chỉ nhìn vào những lợi ích hấp dẫn đó mà không suy xét tới khả năng có hạn của mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, áp lực, và không thể hoàn thành các yêu cầu của công việc mặc dù bạn dành nhiều thời gian cho nó.
- ĐA CẤP : Đây là điều cuối cùng và quan trọng nhất page muốn CẢNH BÁO cho tất cả các bạn. Bởi Lợi ích các công ty đưa ra CỰC KÌ HẤP DẪN, nhưng nếu vô tình “ngưỡng mộ” các lợi ích trên trời đó, bạn sẽ gặp phải tất cả các thách thức tiềm ẩn phía trên. Không những thế, nhiều bạn khi đã vô tình vướng phải nó, nếu không biết đường rút chân ra thì sẽ ngày càng lún sâu, mơ ước tỉ phú nhưng nợ nần ngày càng chồng chất, và không có khả năng chi trả. Đến cuối cùng, gia đình sẽ phải gồng mình trả khoản nợ khổng lồ đó cho bạn, hoặc bạn phải bán mạng kiếm tiền trả nợ. Nhiều bạn cũng vì đó mà phải bỏ học để lao đi kiếm tiền trả nợ. Các tệ nạn trộm, cớp giật, lừa đảo cũng chỉ vì đó mà tăng cao.
Vậy nên, trước khi có ý định làm bất cứ công việc gì, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, hoặc những người thân cận, để tránh gặp phải những rủi ro trên.